fbpx
bieu-tuong-da-lat6

Những biểu tượng của Đà Lạt và ý nghĩa sâu xa mà ít ai biết

Cùng nghía qua những biểu tượng của Đà Lạt – cứ nhắc tới là người ta nghĩ ngay tới phố núi – dưới đây. Đặc biệt, để hiểu thêm về vùng đất mộng mơ này nhé!

Hồ Xuân Hương – hương thảo mộc hay nữ thi sĩ?

Ban đầu hồ Xuân Hương chỉ là một vũng nước nhỏ có dòng suối róc rách chảy qua. Sau đó, người Pháp ngăn dòng suối Lat để tạo thành hồ. Năm 1953, Hội đồng Thành phố quyết định đổi tên tất cả địa danh đường phố, hồ nước ở Đà Lạt từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Lúc này, thành phố đồng ý lấy tên nữ thi sĩ Xuân Hương thay cho cái tên Grand Lac (Hồ Lớn). Cái tên này sẽ phù hợp với vẻ thơ mộng, thi ca của thành phố hơn. Chính vì thế nên mới có tên là Hồ Xuân Hương. Một số cụ già cũng cho rằng cái tên Xuân Hương có từ trước đó. Nhằm nói đến hương thơm của cỏ cây quanh hồ thơm ngát vào mùa xuân.

Hoa atiso – niềm tự hào nông sản Đà Lạt

Atiso cũng không phải là loại hoa có nguồn gốc từ Việt Nam. Mà nó được người Pháp mang đến từ đầu thế kỉ 20. Atiso là loại thực phẩm phổ biến ở Pháp từ thế kỉ 16 nhờ vị ngọt và dược tính của nó. Ngày nay khi nhắc đến Đà Lạt là người ta sẽ nhắc đến cây atiso. Atiso đã từ lâu trở thành một hình ảnh biểu tượng của Đà Lạt. Người ta thường thấy búp atiso khi còn xanh nhưng khi nở hoa thì Atiso sẽ trưng ra một màu tím nổi bật.

Hoa Mimosa – mỏng manh nhưng kiên cường, rạng rỡ

Mimosa ở Việt Nam cũng được người Pháp đưa giống từ Úc về trồng từ những năm đầu đến thành phố sương mù. Với người Đà Lạt, Mimosa chính là biểu tượng của Đà Lạt. Về ý nghĩa, hoa tượng trưng cho sự cảm thông, trinh nguyên. Đó cũng được xem như một tình yêu chân thành, chung thủy của người phụ nữ.

Ở Ý, người đàn ông tặng cho hoa Mimosa cho phụ nữ vào ngày 8/3. Vì màu vàng lễ hội rực rỡ của nó đại diện cho niềm vui. Đặc biệt, giống như hầu hết phụ nữ, đằng sau vẻ ngoài mong manh là một tâm hồn mạnh mẽ có thể vượt qua những chông gai khắc nghiệt nhất.

Cây thông – khí chất của núi rừng cao nguyên Lâm Viên

Không nơi nào ở Việt Nam có nhiều thông như ở Đà Lạt. Chính điều này tạo nên một vẻ đẹp rất Tây và trở thành biểu tượng của Đà Lạt. Thông có ý nghĩa là sự trường thọ, lòng kiên định và trong văn hóa của một số quốc gia. Một số nơi thông còn là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Từ rất lâu, bậc cha ông vẫn truyền miệng người Pháp đã gieo một số giống thông xuống Lâm Viên bằng máy bay trực thăng. Mục đích chỉ để muốn cao nguyên thật giống Paris. Đà Lạt còn tồn tại loài thông 5 lá – loài thông đặc hữu của Việt Nam và vô cùng quý hiếm trên thế giới.

Phượng tím – sắc hoa trầm nhưng không buồn

Phượng tím rất hiếm gặp ở Việt Nam nên Đà Lạt lại may mắn có được đặc sản này cho riêng mình. Vì vậy loài hoa này nhanh chóng trở thành một trong những mùa hoa biểu tượng của Đà Lạt. Hoa nở nhiều ở Đà Lạt từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 5. Người mang phượng tím đến Đà Lạt đó là kĩ sư Nông Học Lương Văn Sáu (tốt nghiệp Trường Canh nông ở Versailles, Pháp) vào năm 1962. Nhưng mãi đến năm 1994 ông mới trồng thành công và nhân giống được phượng tím. Không có nơi nào mà người ta thấy hoa Phượng khoe sắc tìm rợp trời như ở Đà Lạt. Sắc trầm lẻ loi, khiến người ta nhớ nhung, bịn rịn và tạo nên một trời nhớ thương.

Đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn tại group Happy Day Đà Lạt và Đà Lạt Ơi. Đặc biệt nhớ theo dõi https://happydaytravel.com/ thường xuyên để không bỏ lỡ tin tức và cập nhật xu hướng mới nhất nhé!

Thẻ:, , ,
Bài viết liên quan
Call Now Button