fbpx
Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Ka Đơn
Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Ka Đơn

Tìm hiểu kiến trúc và nét văn hóa người Churu ở Nhà thờ Ka Đơn

Không giống với các công trình nhà thờ, nhà thờ Ka Đơn là một công trình đơn giản, bên rừng thông bạt ngàn hòa vào thiên nhiên với những nét bình yên hiếm có. Bạn muốn khám phá vẻ đẹp của nhà thờ đậm nét văn hóa người Churu thì tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

Giới thiệu về Nhà thờ Ka Đơn

Địa chỉ: thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian tham quan: Tự do

Giá vé tham quan: Miễn phí

Nhà thờ Ka Đơn là một công trình kiến trúc nổi bật ở tỉnh Lâm Đồng. Có dịp ghé thăm Đà Lạt, bạn có thể tới nhà thờ để tìm hiểu về kiến trúc và nét đẹp văn hóa trong tôn giáo của người dân tộc bản địa nơi đây. Người đồng bào Churu sinh sống ở huyện Đơn Dương đã lâu đời và có nhiều nét đặc sắc. 

Nhà thờ ở giữa rừng thông, gió cao nguyên thổi lồng lộng, không quá đồ sộ, nguy nga nhưng khi ngắm nhìn lại khiến bất cứ ai ngẩn ngơ. Kiến trúc Ka Đơn từng được giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 được công bố tại Tp. Pavia (Italy). Từ năm 2011 thì bản thiết kế cũng đã được giải thưởng của Kiến trúc Thánh châu Âu. 

Nhà thờ Ka Đơn

Nhà thờ Ka Đơn

Người lên ý tưởng thiết kế ban đầu là Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, người đã có 45 năm gắn bó với đồng bào dân tộc Churu hiểu rõ cuộc sống và văn hóa vùng miền. Ông đã chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm với các kiến trúc sư để hoàn thành công trình. Nhà thờ xây dựng từ năm 2009 và tới 2014 thì hoàn thiện.

Hướng dẫn đường đi tới Nhà thờ Ka Đơn

Đường đi tới nhà thờ Ka Đơn cũng tương đối phức tạp. Bạn di chuyển từ thành phố Đà Lạt thì đi theo đường số 13 trên Quốc lộ 27, đi khoảng 7km, bạn sẽ tới một lối nhỏ rợp cây xanh dẫn vào nhà thờ. Bạn nhớ hỏi đường về thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương. Hình bóng của nhà thờ sẽ xuất hiện trong khu rừng thông mát rượi.

Khám phá vẻ đẹp của Nhà thờ Ka Đơn

Kiến trúc đơn giản và đậm chất cao nguyên

Nhà thờ Ka Đơn nằm ở dưới những tán lá thông rậm rạp, không tường rào, không có các cánh cổng sắt, không gian mở hoàn toàn. Chi phí đầu tư xây dựng lên tới 9 tỷ đồng và hoàn thiện trong nhiều năm. Bóng dáng thiết kế giống như nhà sàn của người Churu, bao quanh toàn là hàng thông cao vút phủ bóng mát. Vật liệu chính để thi công là gỗ thông, mái ngói đỏ, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên xung quanh và trở thành một phần của cảnh vật. 

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc độc đáo

Nhà thờ Ka Đơn không làm cổng, bất cứ ai ghé qua đều có thể vào tham quan. Có phòng trưng bày các dụng cụ sinh hoạt thường ngày của người dân như cồng chiêng, phèn la, cây nêu, cái chén, đĩa, trang phục,…Mọi thứ mang theo hơi hướng của người Churu. Hai bên hiên là mái che rộng thiết kế theo ý tưởng vòng tay người mẹ hiền bao bọc đàn con thơ.

Khung sắt chắc chắn bảo vệ nhà, lát đá tự nhiên, có lớp kính sử dụng hoàn toàn trong suốt dọc từ bên trên xuống. Cây thánh giá và tượng Chúa Giêsu đặt trên bức tường ghép thanh gỗ thông uy nghi, bề thế là niềm tự hào của giáo dân. 

Phần nền của chính điện không làm bậc tam cấp mà chỉ làm nền rộng tôn cao lên bằng đá. Ý tưởng muốn thể hiện tấm lòng bao dung và đức tin tôn giáo trường tồn. Đồng thời vẻ đẹp này hài hòa với thiên nhiên ngoài kia.

Bảo tàng Churu thu nhỏ

Không chỉ đẹp ở kiến trúc mà tới Nhà thờ Ka Đơn du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa và phong tục tập quán, nét đẹp của người dân bản địa. Chiêm ngưỡng bộ sưu tập của các linh mục qua bao năm tháng giống như một bảo tàng thu nhỏ. Đồng thời linh mục sẽ kể cho nghe về lịch sử vùng đất Đơn Dương. 

Nơi lưu giữ các hiện vật quý giá

Nơi lưu giữ các hiện vật quý giá

Du khách có thể nhìn thấy mọi thứ về đời sống sinh hoạt của người Churu. Các đồ vật như bộ bàn đá, đàn t’rưng, dàn cồng chiêng, bộ vũ khí phòng thân, dụng cụ săn bắn, chiếc bình rượu, cái chén,…Qua đó, nhà thờ góp phần tôn vinh vẻ đẹp văn hóa người Churu trên mảnh đất lâu đời họ sinh sống. Các vật dụng trưng bày không hề vô tri vô giá mà ẩn chứa nét văn hóa độc đáo, sinh động đậm linh hồn Tây Nguyên.

Hiện vật của người Churu

Hiện vật của người Churu

Những thông tin trên đây gửi bạn đọc biết rõ về nhà thờ Ka Đơn, qua đó tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa người đồng bào Churu. Du lịch Đà Lạt bạn vừa có thể tham quan cảnh đẹp, tìm hiểu kiến trúc độc lạ và làm quen với người bản địa sinh sống từ lâu đời ở mảnh đất cao nguyên. Nếu bạn muốn được hướng dẫn tham quan thì liên hệ Công ty Happy Day Travel, ghé group Happy Day Đà Lạt để biết thêm các điểm đến khác nhé.

Thẻ:, ,
Bài viết liên quan
Call Now Button