fbpx
thanh-that-cao-dai-da-phuoc-1

Thánh Thất Cao Đài Đa Phước – Công trình kiến trúc độc đáo mọi thời đại

Đất nước hình chữ S của chúng ta có nhiều đạo hoạt động, trong đó có Cao Đài. Ngay ở thành phố Đà Lạt có trung tâm đạo cao đài khu vực Tây Nguyên tên là Thánh Thất Cao Đài Đa Phước. Nếu bạn quan tâm tới địa danh này thì theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đôi nét về Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Địa chỉ: Tự Phước, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Thời gian tham quan: 7:00 – 19:00

Giá vé tham quan: Miễn phí

Ở Đà Lạt, đạo Cao Đài cũng có nhiều người theo và có công trình riêng để phát triển đó là Thánh Thất Cao Đài Đa Phước. Công trình kiến trúc này phản ánh văn hóa, nếp sống của người dân theo đạo Cao Đài ở Đà Lạt và tồn tại mãi cùng thời gian.

Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Thánh thất này là trung tâm của đạo Cao Đài toàn khu vực Tây Nguyên trực thuộc tòa thánh Tây Ninh, nằm tại khu vực Trại Mát, thành phố Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1938 vào dịp lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc Cao Đài, tòa thánh Tây Ninh cử lên thành phố Đà Lạt làm công tác truyền đạo. Từ lúc đó ông đảm nhiệm phụ trách công việc của đạo Cao Đài tại khu vực Lâm Đồng

Tín đồ đầu tiên của đạo cao đài Cao Đài tại Đà Lạt là ông Nguyễn Văn Chất (1891-1972), về sau làm Đầu Tộc Đạo. Hiện tại, thánh thất Cao Đài Đa Phước đã có 5 họ đạo, 54 chức sắc và chức việc, hơn 80.000 đạo hữu. 

Năm 2005, thánh thất Đa Phước khởi công xây dựng lại tòa mới với diện tích là 1.627m2  trên tổng diện tích đất là 14.774m2. Ngày 30/10/2010 thánh thất Đa Phước Cao Đài khánh thành và là một trong những cơ sở tôn giáo Cao Đài lớn nhất Việt Nam.

Hướng dẫn đường đi tới Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Du khách muốn tới Thánh Thất Cao Đài Đa Phước thì có thể tùy chọn phương tiện di chuyển. Nếu đi xe bus thì chọn tuyến Đà Lạt – Trại Mát, đi xe máy thì chạy theo đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương. Sau đó thì bạn chạy thêm khoảng 5km sẽ nhìn thấy ngay tòa nhà màu vàng đồ sộ nổi bật là đến nơi rồi đó.

Thánh Thất Cao Đài Đa Phước lớn nhất ở Việt Nam

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc độc đáo bản sắc đạo Cao Đài. Thánh thất Cao Đài Đa Phước nằm trên ngọn đồi cao rộng chừng 10ha, xung quanh bao bọc bởi rừng thông xanh rì rào, gió mát trong lành, yên tĩnh và thoáng đãng. Khung cảnh nơi đây bình yên nên cũng nhiều du khách ghé tới hít thở khí trời và thong dong dạo chơi.

Thánh Thất Đa Phước

sở hữu kiến trúc xa hoa

Nổi bật giữa cảnh núi rừng đó hiện lên tòa nhà uy nghi, trang nghiêm màu vàng rực với lối thiết kế độc đáo. Bạn sẽ thốt lên rằng công trình này quá đẹp và các chi tiết thì cầu kỳ, tỉ mẩn cho thấy tâm huyết và sự đầu tư cực kỳ lớn. Đồng thời thấy sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và cảnh quan tự nhiên.

Cấu trúc Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Về mặt thiết kế thì Thánh Thất Cao Đài có cấu trúc nhiều khu, gồm Hiệp Thiên Đài (Phía trước), Cửu Trùng Đài (Ở giữa) và Bát Quái Đài (Phía sau). Mỗi khu có chức năng, sắc thái riêng biệt.

Bên trong thánh thất khang trang

Bên trong thánh thất khang trang

– Ở phía trước thánh thất nổi bật là 4 cột trụ là  cột Long hoa, 2 bên là 2 cột lớn song song, bên đắp hình con rồng đỏ đang bay lượn, bên đắp hình hoa sen nở.

– Ở lối giữa ra vào là một bức họa vẽ 1 bàn tay đưa ra cầm một cán cân đặt trên quả địa cầu là hình tượng Cân Công Bình. Bức hình này tượng trưng cho công lý, đòi công bằng cho con người,…

– Nằm ở phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là bàn thờ Hộ Pháp. Trên bàn thờ có vẽ hình chữ Khí bằng chữ Hán mà không đắp tượng hộ pháp Phạm Công Tắt.

Hiệp Thiên Đài

Hiệp Thiên Đài có 2 lầu chuông được xây dựng cao hẳn lên với mỗi lâu cao 18m, 5 tầng tháp. Xây dựng giống tháp chuông của các nhà thơ bên Công giáo. Cửu Trùng Đài nằm giữa chánh điện, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài. 6 cột trụ phân làm hai bên, phía dưới cột trụ có hình hoa sen màu đỏ nổi bật.

Bát quái đài nằm ở cuối toàn nhà, tổng 8 cột trụ khắc rồng xếp thành hình bát quái và có bàn thờ lớn với 5 bậc:

– Bậc 1 là hình Thiên Nhãn tượng trưng cho thượng đế tối cao, sát dưới là ngọn đèn Thái Cực luôn thắp sáng;

– Bậc 2 thờ 3 vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn là : Đức phật thích Ca của Phật giáo, Khổng Tử của Nho Giáo, Lão Tử của Đạo Giáo.

– Bậc 3 thờ Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Đại tiên Lý Thái Bạch đại diện cho Tam Giáo trong đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

– Bậc thứ 4 thờ chúa Giêsu của đạo Kitô

– Bậc thứ 5 thờ Khương Tử Nha giáo chủ của Thân Đạo.

Thánh thất là nơi tín đồ đạo Cao Đài đến hành lễ

Thánh thất là nơi tín đồ đạo Cao Đài đến hành lễ

Những kinh nghiệm khi đến Thánh Thất Cao Đài Đa Phước

Vào ngày lễ thì các tín đồ theo đạo tới hành hương đông đúc. Thánh thất Cao Đài là nơi sinh hoạt văn hóa của các tín đồ theo đạo ở khắp các vùng miền khu vực Tây Nguyên tập trung về. Và cũng là một địa danh nổi tiếng mà khách du lịch các nơi ghé tham quan, tìm hiểu nét đẹp tôn giáo và kiến trúc.

Du khách khi tham quan muốn vào trong thánh thất thì sẽ đi qua 5 bậc thềm tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và 5 bước tiến của nhân loại. Theo quan điểm của đạo Cao Đài sẽ là Nhân, Thần, Thánh, Tiên Phật. Lối vào cửa chỉnh là khu vực Tịnh Tâm Điện, gian trong là Chánh Điện.

Thánh Thất Cao Đài Đa Phước là công trình tôn giáo đồ sộ là nơi tham quan lý tưởng dành cho những người yêu kiến trúc độc đáo của thành phố Đà Lạt. Đi thêm một địa điểm bạn sẽ thêm kiến thức và mở mang tầm nhìn, biết thêm văn hóa dân tộc ta đa dạng như thế nào. Nếu bạn muốn biết thêm địa danh khách thì qua Happy Day Đà Lạt nhé.

Thẻ:, ,
Bài viết liên quan
Call Now Button